Mã nhận dạng - ký hiệu dùng để phân biệt các loại nhựa

Là một phần của loạt bài tin tức của chúng tôi về nhựa và các sản phẩm nhựa. Cho đến nay, chúng tôi đã xem xét những điều cơ bản về ý nghĩa của mỗi ký hiệu dùng để phân biệt nhựa và trong hoạt động tái chế . Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiến thêm một bước nữa và nghiên cứu sâu hơn về các ký hiệu phân biệt nhựa và giải thích ý nghĩa của mỗi ký hiệu

Hệ thống mã tái chế nhựa


Ký hiệu hay mã phân biệt nhựa là gì?

Mã phân biệt nhựa có nguồn gốc từ Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ được tạo ra từ năm 1988. Đến năm 2008, chúng được tiếp nhận và quản lý bơit tổ chức ASTM International thông qua Hệ thống Mã hóa Nhận dạng Nhựa Quốc tế (RIC). Từ đó, mã phân biệt nhựa đã được đặt trên hầu hết mọi sản phẩm làm từ nhựa như một quy tắc toàn cầu.
Mục đích của những ký hiệu phân biệt loại nhựa là gì?
Mã hạt nhựa, hay "ký hiệu nhận dạng hạt nhựa" đem đến cho người tiêu dùng thông tin về loại hạt nhựa đã được sử dụng để tạo ra sản phẩm, cho dù đó là chai, hộp đựng hay bình nước,... Loại nhựa thường sẽ được xác định trong dãt số từ 1-7 và những con số này sẽ xuất hiện ở giữa các mũi tên nối tiếp tạo thành một hình tam giác, được in trên nhãn hoặc dập nổi trên thân sản phẩm.
Ở thập niên 90, chỉ có mã 1 và 2 là có thể được tái chế. Tuy nhiên chủng loại nhựa có thể tại chế được tăng dần cho tới nay và hiện tại hầu như tất cả các mã đều có thể được tái chế trừ mã số 7.
Từ khi các ký hiệu phân biệt nhựa này ra đời, hệ thống phân loại rác thải nhựa ban đầu đã được giảm đi được rất nhiều áp lực. Trước đó, công đoạn này đa phần dựa vào kinh nghiệm. Và có thể bạn chưa biết, rác nhựa đối với những quốc gia nghèo đã từng là một tài nguyên và cần phải được tái chế. Thậm chí từng có phương thức phân biệt nhựa bằng cách đốt và ngửi chúng. Phương thức này đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người đã từng sử dụng chúng.
Các ký hiệu phân biệt nhựa cũng giúp người tiêu dùng quan tâm hơn đến chất liệu làm nên sản phẩm của họ, qua đó sử dụng chúng một cách đúng đắn nhất. Ví dụ như những chai nhựa bằng vật liệu PET mặc dù vô cùng đẹp đẽ nhưng không phù hợp để tái sử dụng nhiều lần. Thay vào đó là LDPE và PP sẽ phù hợp hơn.

7 con số trên mã phân biệt nhựa cho chúng ta biết điều gì?

Có bảy mã phân biệt nhựa, từ 1 tới 7. Mỗi con số đại diện cho một loại nhựa khác nhau và cách hoặc nơi nó có thể được xử lý.

Mã nhựa số 1 - PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate): PET là một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm dịch vụ thực phẩm tiêu dùng. Nhựa PET được sử dụng một lần. Nhựa số 1 có nguy cơ thoái hóa thấp và được coi là an toàn. PET nhẹ, mịn và chống vỡ hoàn hảo, chịu được nhiệt độ quá lạnh cũng như quá nóng. Do đó chúng thường được dùng làm những chai nước mà người dùng có xu hướng cho chúng vào tủ lạnh .Nhựa PETE có thể tái chế và được hầu hết các chương trình tái chế lề đường chấp nhận.

Mã nhựa số 2 - HDPE (Polyetylen mật độ cao) : HDPE có tuổi thọ cao, cực kỳ bền và khả năng chống hư hỏng. Polyetylen mật độ cao an toàn để tái sử dụng cũng như có nguy cơ bị rò rỉ các chất độc hại rất thấp. Nhựa HDPE có thể tái chế và có thể được chấp nhận bởi một số chương trình tái chế lề đường để sau đó trở thành đồ gia dụng, bàn ghế, tủ nhựa, ống nước,...
Mã nhựa số 3 - PVC (Polyvinyl Clorua) : Polyvinyl clorua thường được gọi là Vinyl hoặc PVC có trọng lượng nhẹ và linh hoạt. PVC phù hợp để sử dụng một lần và chúng có thể phân hủy thành các hóa chất nguy hiểm như vinyl clorua. Do tính kháng hoác học cao nên PVC thường được dùng làm ống dẫn dầu, chai hóa chất...Quá trình tái chế PVC thường thải ra các chất độc hại nên chúng thường không được các chương trình tái chế lề đường chấp nhận. Tuy nhiên chúng vẫn có thể được tái chế tại một số cơ sở chuyên biệt để trở thành các sản phẩm như vòi nước, thảm trải sàn, các tấm nhựa xây dựng,...
Mã nhựa số 4 - LDPE (Polyetylen mật độ thấp) : Polyetylen mật độ thấp an toàn để tái sử dụng. Nó rất dẻo, bền và nhẹ, làm cho nó trở thành một loại nhựa phổ biến được sử dụng trong màng thực phẩm và các loại nilon thông dụng . LDPE được coi là an toàn và không bị rò rỉ bất kỳ hóa chất nào. LDPE cũng thường không được các chương trình tái chế lề đường chấp nhận nhưng có thể được xử lý tại một số công tái chế.
Mã nhựa số 5 - PP (Polypropylene) : Polypropylene bền và nhẹ, an toàn khi được tái sử dụng. Polypropylene có nhiệt độ nóng chảy cao làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho những loại bao bì chịu nhiệt. Nhựa PP có thể được tái chế thành các loại đồ chơi, đồ gia dụng,...
Mã nhựa số 6 - PS (Polystyrene) : Polystyrene nhẹ, linh hoạt và rẻ, phù hợp để được sử dụng một lần . Mã nhựa số 6 này chứa hóa chất styren và benzen. Những hóa chất này có thể chuyển sang thực phẩm và đồ uống nếu không được sử dụng đúng cách. Polystyrene rất không an toàn khi được nấu trong lò vi sóng hoặc đun nóng . Polystyrene rất khó tái chế vì nó nhẹ nhưng không dễ bị phân hủy. Việc tái chế cần nhiều công đoạn vận chuyển và đơn giá được tính theo trọng lượng. Và với trọng lượng quá nhẹ, loại nhựa này thường bị nên các công ty tái chế không chấp nhận. Tái chế loại nhựa này sử dụng nhiều năng lượng và chi phí cao hơn lợi ích nhận được từ sản phẩm tái chế. Polystyrene có thể được sản xuất thành bọt polystyrene mở rộng (EPS), thường được gọi là Styrofoam.
Mã nhựa số 7 - các loại khác (Acrylic, Nylon, Sợi thủy tinh, Các loại khác) : Mã số 7 là tập hợp một nhóm các chất dẻo khác nhau không thuộc bất kỳ nhóm nào từ 1 tới 6. Mã nhựa này thường không được tái chế
Nguồn bài viết: https://baobikhangloi.com.vn/ma-nhan-dang-hay-con-goi-la-ma-tai-che-nhua
Theo dõi website của chúng tôi để biết thêm các thông tin hữu ích từ các chuyên gia trong ngành, câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp, thông tin chi tiết về các xu hướng mới nhất và các giải pháp sáng tạo để giúp doanh nghiệp của bạn tỏa sáng.



Pages